Báo cáo vừa được công bố gần đây trên tạp chí JGR Solid Earth cho biết, nơi sâu thẳm và bí ẩn nhất của hành tinh của chúng ta, lõi Trái Đất đang diễn ra một trận mưa tuyết bằng sắt vĩnh viễn và dữ dội.
Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Texas (Austin, Mỹ) đã phân tích tín hiệu của sóng địa chấn, được tạo bởi các trận động đất, gợn sóng bên trong Trái Đất để tìm ra bằng chứng về một trận ‘mưa tuyết’ bí ẩn ở trong lõi của hành tinh.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng có sự sai lệch khó hiểu giữa dữ liệu sóng địa chấn thực tế được ghi nhận bởi các trạm quan sát địa chấn trên khắp thế giới với dữ liệu sóng được tính toán từ mô hình Trái Đất trong phòng thí nghiệm. Chính điều này đã hé lộ rằng, lõi Trái Đất không hề bình lặng.
Cấu tạo của lõi Trái Đất gồm 2 phần, phần lõi ngoài nóng chảy với sắt, niken và một số nguyên tố kim loại nhẹ, còn phần lõi trong cứng rắn.
Lõi trong của Trái Đất đang hứng chịu một trận mưa tuyết bằng sắt đổ xuống từ lõi ngoài ở khoảng cách vài trăm km. Cụ thể, các hạt sắt từ lõi ngoài nóng chảy xuống bề mặt lõi trong, sau đó nguội dần và đóng thành lớp dày bên trong lõi.
Theo giáo sư Jung-Fu Lin, đồng tác giả của nghiên cứu, hiện tượng này đã giải thích được một quá trình xảy ra ở các hành tinh đá như Trái Đất mà giới khoa học đã tìm ra từ lâu. Đó là theo sự tiến hóa của hành tinh thì lõi ngoài nóng chảy nguội dần đi và co dần lại; trong khi phần lõi trong thì ngày một tăng trưởng.
Kết quả nghiên cứu mới này là một bước tiến lớn trong khoa học hành tinh, giúp các nhà khoa học có một góc nhìn mới, hiểu thêm về cách thức Trái Đất và các hành tinh khác hình thành và phát triển.
Đăng nhận xét
Đăng nhận xét